23 Sep Các loại local charge và phụ phí từ A-Z cho xuất nhập khẩu
Các loại local charge và phụ phí từ A-Z cho xuất nhập khẩu là bài viết được tuikhi.com soạn thảo với sự chi tiết nhất, nếu bạn nào có thêm câu hỏi, hãy nhắn tin cho chúng tối qua facebook: https://www.facebook.com/GSKHCM
Danh mục các loại local charge và phụ phí có trong bài viết, bạn hãy dùng số thứ tự để tra cứu:
CHI TIẾT
1.THC Phí THC – Terminal Handling Fee – Phí cầu cảng
Thu tại Origin/Destination
Thu theo số lượng container
Mức thu tính trên số lượng container và loại container. THC được thu tùy vào loại container.
Đây là tiền công cho việc vận chuyển container từ bãi container của cảng lên tàu (hàng xuất khẩu) hoặc từ tàu xuống bãi (hàng nhập khẩu). Cảng sẽ thu hãng tàu phần phí này xem như tiền thuê nhân công, trang thiết bị và chỗ để container của cảng. Sau đó hãng tàu sẽ thu lại khách hàng của họ, thông thường hãng tàu sẽ thu cao hơn số tiền thực mà cảng thu hãng tàu, xem như phí dịch vụ, sắp xếp.
2.THD Phí THD – Terminal Handling at Destination – Phí cầu cảng tại cảng đích
Thu tại Destination
Thu theo số lượng container
Giống với THC nhưng THD chỉ rõ ra đây là phí thu tại điểm đến của lô hàng (nước nhập khẩu). THD được thu tùy vào loại container.
Đây là tiền công cho việc vận chuyển container từ tàu xuống bãi của cảng. Cảng sẽ thu hãng tàu phần phí này xem như tiền thuê nhân công, trang thiết bị và chỗ để container của cảng. Sau đó hãng tàu sẽ thu lại khách hàng của họ, thông thường hãng tàu sẽ thu cao hơn số tiền thực mà cảng thu hãng tàu, xem như phí dịch vụ, sắp xếp.
3.Seal Phí Seal – Seal Fee – Phí niêm phong chì
Thu tại Origin
Thu theo số lượng container
Đây là phí mua seal niêm phong container của hãng tàu, trên seal có in các số hiệu độc nhất để kiểm soát an toàn cho hàng hóa và giúp hải quan theo dõi, chống buôn lậu.
Thường hãng tàu thu khoảng 200,000VND/seal (mỗi seal dùng cho 1 container) và nếu mất seal, hư seal, bạn cần liên hệ hãng tàu để mua lại seal mới, mỗi hàng tàu chỉ dùng đúng loại seal của họ
4.Bill Phí Bill – B/L Fee (Documentation Fee at Origin) – Phí phát hành Bill of Lading (B/L)
Thu tại Origin
Thu trên mỗi lô hàng (B/L)
Thường thu 900,000/bộ BL/lô hàng. Phí phát hàng Bill cho lô hàng, Bill được xem như một hóa đơn giao nhận giữa hãng tàu và người xuất khẩu.
Ngoài ra, BL còn là bằng chứng cho việc hoàn tất nghĩa vụ giao hàng của người xuất khẩu khi mua bán bằng điều kiện FOB hoặc CIF
5.DO Phí DO – D/O Fee (Documentation Fee at Destination) – Phí phát hành Delivery Order (D/O – Lệnh giao hàng)
Thu tại Destination
Thu theo mỗi lô hàng (B/L)
Thường thu 900,000/bộ DO/lô hàng. Để nhận được hàng tại cảng, nhà nhập khẩu cần nhận được D/O (lệnh giao hàng) bằng cách giao lại bộ B/L gốc cho hãng tàu và đóng đủ các khoản phí dịch vụ cho hãng tàu.
Khi đó, hãng tàu sẽ xuất trình D/O để nhà nhập khẩu đi nhận hàng. Tuy nhiên, D/O không chỉ là chứng từ duy nhất cần trình hải quan khi lấy hàng, bạn cần bổ sung thêm các chứng từ mua bán theo quy định của hải quan.
6.Cleaning Phí vệ sinh container – Cleaning Fee – Phí vệ sinh container
Thu tại Destination
Thu theo số lượng container
Đây là phí dịch vụ vệ sinh container. Nhân viên cảng sẽ vệ sinh container bằng nước, hóa chất sau khi nhà nhập khẩu trả container rỗng về cảng – sau khi đã lấy hết hàng hóa ra. Mức thu tùy theo loại container.
Thông thường hãng tàu có một mức thu cố định, tuy nhiên, trong trường hợp cảng kiểm định và báo container trả về quá bẩn (dính dầu nhớt trên sàn, mùi hôi nặng do nhập phế liệu-thức ăn chăn nuôi…) hãng tàu sẽ yêu cầu người nhập khẩu đóng thêm một khoản phí phù hợp.
7.CFS Phí CFS – Container freight station – Phí kho CFS
Thu tại Origin/Destination
Thu theo số cbm của lô hàng (chỉ có ở hàng LCL)
Phí này chỉ thu cho hàng lẻ LCL. Đây là tiền công cho việc vận chuyển kiện hàng từ bãi container và bảo quản tại kho CFS của cảng.
Kho CFS là kho chuyên biệt trong cảng dùng để tập kết các hàng hóa xuất khẩu – nhập khẩu bằng hình thức LCL
8.AMS Phí AMS – Automated Manifest System – Phí khai báo hải quan cho hàng đi Mỹ
Thu tại Origin
Thu trên mỗi lô hàng (B/L)
Phí khai báo hải quan Mỹ, chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu đi Mỹ. Thường thu khoảng 40 USD/lô hàng. Hải quan Mỹ yêu cầu khai báo thông tin cơ bản của lô hàng cho họ 24 giờ trước khi tàu chạy. Công việc này do hãng tàu đảm nhận và họ thu khoản phí này xem như phí dịch vụ.
Việc khai báo AMS này rất quan trọng, sai sót hoặc trễ hạn sẽ bị phía hải quan Mỹ phạt tiền rất nặng, họ cần các thông tin này để kiểm tra người bán, người mua, hàng hóa – giúp phòng chống khủng bố, hàng hóa không đủ điều kiện sẽ bị yêu cầu dỡ khỏi tàu (tỉ lệ xảy ra dưới 1% trong thực tế)
9.AFR Phí AFR – Advance Filing Rules – Phí khai báo hải quan cho hàng đi Nhật Bản
Thu tại Origin
Thu trên mỗi lô hàng (B/L)
Giống phí AMS của hàng đi Mỹ nhưng đây là tên gọi riêng đối với hàng đi Nhật Bản. Hải quan Nhật yêu cầu gửi thông tin về lô hàng chuẩn bị đến Nhật 24 giờ trước giờ tàu khởi hàng, nhầm phòng chống khủng bố và buôn lậu.
Hãng tàu có nghĩa vụ khai AFR cho người xuất khẩu và hãng tàu thu 1 khoảng phí AFR (khoảng 40 USD/lô hàng) xem như phí dịch vụ
10.ENS Phí ENS – Entry Summary Declaration – Phí khai báo hải quan cho hàng đi Châu Âu
Thu tại Origin
Thu trên mỗi lô hàng (B/L)
Hàng xuất khẩu vào các nước thuộc Châu Âu được yêu cầu khai báo thông tin lô hàng cho hải quan cảng đến, 24 giờ trước giờ tàu chạy (từ Việt Nam).
Thông tin này được sử dụng để chống buôn lậu và phòng chống khủng bố. Hãng tàu có nghĩa vụ khai báo cho người xuất khẩu, hãng tàu thu 1 khoản phí ENS (khoảng 40 USD/lô hàng) xem như phí dịch vụ
11.EBS Phí EBS – Emergency Bunker Surcharge – Phụ phí xăng dầu
Thu tại Origin/Destination
Thu theo số lượng container
Phí này được hãng tàu thu khi giá xăng dầu tăng cao làm ảnh hưởng đến chi phí vận hành tàu của họ. Thông thường tiền nhiên liệu chiếm 30-40% chi phí vận hành của 1 chuyến tàu. Chính vì vậy, giá xăng dầu ảnh hưởng rất lớn đến giá vận chuyển của hãng tàu.
Tuy nhiên, là khách hàng, bạn sẽ rất ít khi thấy phí EBS trên hóa đơn của hãng tàu. Đó là do họ thường cộng chung vào Ocean Freight để báo giá và xuất hóa đơn. Tại một thời điểm, khi giá cước Ocean Freight tăng cao, nhiều khả năng là do hãng tàu đã cộng thêm EBS vào và chào bán
12.LSS Phí LSS – Low Sulfur Surcharge – Phụ phí giảm thiểu sulfur
Thu tại Origin
Thu theo số lượng container
Mục đích của phí này là dùng vào công tác bảo vệ môi trường, khắc phục các vấn đề do sulfur do khí thải của tàu gây ra. Chỉ có hàng xuất khẩu, hoặc chuyển tải tại Châu Âu mới bị thu phí này, mức thu vào khoảng 40-80 USD/teus tùy vào cảng đến (các điểm đến cần chuyển tải sẽ bị thu cao hơn).
Từ năm 2020, mức phí này sẽ cao hơn do quy định giảm lượng sulfur của liên minh Châu Âu. Giải thích rõ hơn, liên minh Châu Âu yêu cầu mức thải sulfur đối với các tàu đến cảng của họ thấp hơn so với các khu vực cảng đến khác. Chính vì vậy, hãng tàu phải sử dụng loại nhiên liệu ít sulfur – đắt đỏ hơn hoặc đầu tư thiết bị lọc cho tàu với giá nhiều triệu USD, chính vì thế, họ thu khách hàng 1 khoản phụ phí
13.COD Phí COD – Change of Destination – Phí đổi cảng đích
Thu tại Origin/Destination
Thu theo số lượng container
Phí đổi cảng đích, khi người xuất khẩu hoặc nhập khẩu yêu cầu hãng tàu chuyển cảng đến đã định sẵn sang một cảng đến khác (gửi yêu cầu sau khi tàu đã chạy), hãng tàu sẽ thu một khoảng phí để điều chỉnh chứng từ và các thông tin trên hệ thống.
Thông thường chỉ đổi cảng đến được khi tàu có lịch trình đi đến điểm cần đổi hoặc hàng đang dừng ở cảng chuyển tải và có thể bắt 1 tàu khác để đến cảng đến mới.
14.CIC Phí CIC – Container Imbalance Charge – Phí mất cân bằng container
Thu tại Destination
Thu theo số lượng container
Thông thường hàng nhập về Việt Nam sẽ bị thu CIC. Do Việt Nam là nước nhập khẩu nhiều, số lượng container đến Việt Nam nhiều hơn số lượng container xuất đi, trong khi một số nước khác lại thiếu container để xuất hàng.
Điều đó buộc hãng tàu phải vận chuyển 1 lượng container rỗng đi từ Việt Nam đến các nước thiếu đó. Chính vì thế họ thu 1 khoản phí để bù đắp việc vận chuyển container rỗng (lấy mất chỗ trên tàu nhưng không thu được tiền của khách hàng xuất khẩu nào) từ các nhà nhập khẩu tại Việt Nam
15.PSS Phí PSS – Peak Season Surcharge – Phụ phí mùa cao điểm
Thu tại Origin/Destination
Thu theo số lượng container
Phụ phí này thường được thu vào mùa cao điểm (tháng 1,10, 11, 12), khi cầu vượt quá cung. Phí này được hãng tàu thu để tăng lợi nhuận của họ vào mùa làm ăn tốt, mức thu tùy theo nhu cầu của thị trường, càng khan hiếm chỗ PSS càng cao.
16.WSU Phí WSU – Winter Surcharge – Phụ phí mùa đông
Thu tại Origin/Destination
Thu theo số lượng container
Phụ phí mùa đông này chỉ thu vào mùa đông và đối với hàng xuất khẩu đi một số nước có mùa đông đặc biệt khắc nghiệt như Nga, Ukraine…Đây là khoản phí hãng tàu thu nhằm hỗ trợ các chi phí hoạt động trong lạnh giá, bão tuyết khi tàu đến các nước đó.
17.Chỉnh sửa BL Phí chỉnh sửa BL – B/L Amenment Fee – Phí chỉnh sửa Bill
Thu tại Origin
Thu trên mỗi lô hàng (B/L)
Hãng tàu có thời hạn để người xuất khẩu gửi thông tin cần ghi trên Bill (BL). Nếu quá thời hạn đó, cần chỉnh sửa bất kỳ thông tin nào, bạn sẽ phải nộp phí Chỉnh sửa BL, thông thường sẽ thu 50-80 USD/lần sửa/BL.
Chính vì thế, hãy nắm kỹ thời hạn và gửi chính xác thông tin BL ngay từ lần gửi đầu tiên để tránh phát sinh phí
18.Gửi SI trễ Phí submit SI trễ – Late submission fee – Phí gửi thông tin SI trễ
Thu tại Origin
Thu trên mỗi lô hàng (B/L)
Hãng tàu có thời hạn để người xuất khẩu gửi các thông tin cần ghi trên Bill (BL). Nếu gửi sau thời hạn đó, người xuất khẩu sẽ phải đóng một khoảng tiền phạt, thông thường từ 50-80 USD/lần trễ/BL.
19.BAF Phí BAF – Bunker Adjustment Factor – Phí điều chỉnh giá nhiên liệu
Thu tại Origin/Destination
Thu theo số lượng container
Đây là phụ phí nhiên liệu mà hãng tàu thu. Trong cơ cấu giá cước Ocean Freight, đối với hãng tàu sẽ gồm có Chi phí cảng + Chi phí nhân công + Khấu hao tàu, trang thiết bị + Lợi nhuận + Nhiên liệu+…. Nhiên liệu là biến phí thay đổi liên tục.
Chính vì thế, BAF được hãng tàu thay đổi liên tục qua mỗi tháng, họ dùng nó để tính giá thành của Ocean Freight OF. Thông thường, khi nhận báo giá hoặc hóa đơn thanh toán từ hãng tàu, forwarder, bạn sẽ không thấy loại phí này trên báo giá & hóa đơn. Nguyên nhân là do họ đã gộp vào Ocean Freight để báo giá/ra hóa đơn – một cách đơn giản hóa thông tin, giá cả
20.CAF Phí CAF – Currency Adjustment Factor – Phí điều chỉnh chênh lệch ngoại tệ
Thu tại Origin/Destination
Thu theo số lượng container
Cũng giống như BAF, sự thay đổi về tỉ giá ngoại tệ là biến phí trong cơ cấu giá thành của Ocean Freight, CAF được thay đổi hàng tháng, cộng với sự thay đổi của các nhân tố khác ví dụ giá nhiên liện BAF để đưa ra Ocean Freight của mỗi thời kỳ.
Thông thường, khi nhận báo giá hoặc hóa đơn thanh toán từ hãng tàu, forwarder, bạn sẽ không thấy loại phí này trên báo giá & hóa đơn. Nguyên nhân là do họ đã gộp vào Ocean Freight để báo giá/ra hóa đơn – một cách đơn giản hóa thông tin, giá cả
21.GRI Phí GRI – General Rate Increase – Phụ phí điều chỉnh giá bán
Thu tại Origin/Destination
Tính chất giống PSS nhưng thường thấy đối với hàng xuất khẩu đi Mỹ. Phụ phí này được thu vào mùa cao điểm (tháng 1, 10, 11, 12), khi cầu vượt quá cung.
Phí này được hãng tàu thu để tăng lợi nhuận của họ vào mùa làm ăn tốt, mức thu tùy theo nhu cầu của thị trường, càng khan hiếm chỗ GRI càng cao.
22.OWS Phí OWS – Overweight Surcharge – Phụ phí vượt trọng lượng
Thu tại Origin/Destination
Thu theo số lượng container
Hãng tàu luôn mong muốn chở hàng càng nhẹ càng tốt để tiết kiệm nhiên liệu, đảm bảo trọng tải tối đa (tàu sức chứa 10.000 teus nhưng trọng tải đôi khi chỉ có 150.000 tấn – họ mong muốn mỗi container chỉ nặng 15 tấn trở xuống – giảm số tấn = chở được nhiều container hơn = thêm lợi nhuận).
Chính vì thế nếu muốn xuất khẩu/nhập khẩu các container nặng hơn mức mong muốn của hãng tàu, họ sẽ thu chủ hàng thêm 1 khoảng phí để đảm bảo lợi nhuận cho chuyến tàu. Thường thu theo từng mức trọng tải và tùy theo mỗi hãng tàu.
23.OF Phí OF – Ocean Freight – Cước phí vận tải biển
Thu tại Origin/Destination
Thu theo số lượng container
Cước phí vận tải đường biển này là khác nhau đối với mỗi cảng đích, mỗi hãng tàu và thường thay đổi theo định kỳ mỗi 15 ngày. Tuyến đường càng xa = chi phí nhiên liệu, vận hàng càng cao => OF càng cao.
24.LPF Phí Late payment fee – Phí chậm thanh toán
Thu tại Origin/Destination
Thu trên mỗi lô hàng (B/L)
Phí phạt thanh toán trễ này do hãng tàu thu khi người xuất khẩu/nhập khẩu chậm thanh toán phí dịch vụ cho hãng tàu. Thông thường sau 7 ngày chưa thanh toán sẽ bị thu vài trăm nghìn đồng cho mỗi 7 ngày chậm, mức thu tùy hãng tàu.
Giới thiệu sản phẩm: Túi khí chèn hàng
Công dụng túi khí chèn hàng sử dụng để chèn và khoảng trống
– Giữa các kiện hàng
– Giữa kiện hàng và vách xe tải, container
– Giữa kiện hàng và cửa xe tải (để kiện hàng hoặc các thùng carton không đổ xuống đất khi mở cửa xe, container)
Tác dụng chung là chống va đập, đổ ngã của hàng hóa trong thùng xe tải, container.
Túi khí chèn hàng lấp đầy các khoảng còn trống trong container, thùng xe tải / Đẩy các pallet hàng sát vách, giữ cho hàng hóa không dịch chuyển trong quá trình vận chuyển, nâng hạ + đảo chuyển container
Túi khí chèn hàng có thể thay đổi hình dạng tùy theo lực chèn ép lên bề mặt nó, không bị rách, thủng, nổ túi khí (tức tính đàn hồi của sản phẩm rất đảm bảo)
Phương pháp chèn hàng trước đây dùng pallet, chèn gỗ, dây đai không đảm bảo 100% an toàn cho hàng hóa do không chèn khít được theo hình dáng kiện hàng, pallet. Do đó, những vật liệu trên không đáp ứng được nhu cầu khắc khe của vận chuyển hàng hóa và xuất nhập khẩu, túi khí chèn hàng với sức đàn hồi cao và độ bền tuyệt vời được sản xuất, cung cấp giúp bảo vệ hàng hóa và chống đổ ngã, va đập trong xe tải, container.
Túi khí chèn hàng dùng để lấp các khoản trống giữa hàng hóa và container (hoặc thùng xe tải, xe từ 1.5–15 tấn đều dùng được).
Bài viết: Các loại local charge và phụ phí