CFS là gì ? Giải thích về Phí CFS và Kho CFS

CFS là gì ? Giải thích về Phí CFS và Kho CFS

CFS là gì ? Là viết tắt của Container Freight Station

Bạn sẽ gặp từ CFS với 2 ngữ nghĩa:

Thứ 1 là nói về địa điểm – có thể nói là: Hôm nay sẽ lấy hàng tại kho CFS

Thứ 2 là nói về tên một loại phí – Phí CFS thu cho các lô hàng xuất nhập khẩu

Nếu bạn chỉ quan tâm về Phí CFS thì có thể bỏ qua phần 1 và lướt xuống

1. Ngữ nghĩa về mặt địa điểm – KHO CFS LÀ GÌ:

 

Kết quả hình ảnh cho CFS warehouse

=> Kho CFS chính là điểm tập kết cho hàng hóa LCL

Hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu theo đường biển sẽ được chia làm

– LCL (hàng consol/consolidation): Hàng theo kiện nhỏ & vừa, dùng không hết một container nên chủ hàng chọn cách đóng chung container với nhiều chủ hàng khác để xuất hoặc nhập khẩu, tiết kiệm chi phí vận chuyển.

– FCL: Hàng hóa trong container thuộc về một chủ hàng duy nhất

Đối với hàng LCL, hàng của các chủ hàng sẽ được:

– Gom về một nhà kho trong cảng để chờ được đóng chung vào 1 container xuấ t khẩu đi (Trường hợp hàng xuất khẩu)

– Hoặc rút từ container đóng ghép chung ra và đưa vào kho, chờ người nhập khẩu đến nhận (Trường hợp hàng nhập khẩu)

=> Kho mà chúng ta đang nói đến được gọi là kho CFS – Container Freight Station

Kho CFS nằm trong địa phận cảng và vẫn thuộc diện theo dõi, quản lý của hải quan cảng. Mọi thủ tục khai báo đều phải được hoàn thành trước khi hàng được đóng vào container hoặc lấy ra khỏi cảng.

Khoản 3 Điều 61 Luật Hải quan 2014 quy định, những mặt hàng lưu trữ trong kho CFS thường sẽ rơi vào các trường hợp như:

  • Hàng nhập khẩu chưa được làm thủ tục hải quan
  • Hàng xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký xong tờ khai hải quan, được đưa vào kho CFS để tiến hành kiểm tra thực tế.

.

2. Về ngữ nghĩa thứ 2 – PHÍ CFS LÀ GÌ ?

.

Trong kho CFS này sẽ diễn ra các nghiệp vụ

– Nâng hạ hàng hóa/ di chuyển kiện hàng bằng xe nâng

– Đóng hàng của nhiều chủ hàng vào container / Rút hàng từ container ra

=> Những nghiệp vụ này sẽ bị cảng thu phí. Phí này gọi là Phí CFS

Phí CFS thường do cảng thu các forwarder và các forwarder thu lại các chủ hàng (người nhập khẩu hoặc xuất khẩu)

Forwarder thường thu chủ hàng mức phí CFS là 15-18 USD/cbm, nhưng thực tế mức phí mà cảng thu forwarder là thấp hơn. Bạn nên tránh sử dụng các forwarder có mức thu cao hơn mức này quá nhiều để có thể đảm bảo chi phí cho lô hàng.

Lưu ý: Phí CFS không liên quan đến phí THC. Bên cạnh phí CFS, hàng LCL vẫn thu THC 7-8 USD/cbm.

Do CFS là phí dịch vụ làm hàng tại kho CFS. Còn THC là phí dịch vụ nâng hạ container từ cảng lên tàu hoặc từ tàu xuống cảng. Đừng nhầm lẫn nhé.

 

Quảng cáo sản phẩm Túi khí chèn hàng:

CFS là gì

Để đảm bảo hàng hóa trong quá trình vận tải đường biển không bị đổ vỡ, hư hỏng, bạn có thể dùng sản phẩm Túi khí chèn hàng container do công ty chúng tôi cung cấp.

Với các kích thước túi 80x120cm, 100x180cm, 100x200cm, mỗi túi có khả năng lấp đầy các khoảng trống trong container, chịu sử đè nén, lực ép đến 5 tấn/túi.

Từ đó giúp hàng hóa không bị xê dịch, rung lắc trong quá trình vận chuyển.

Với giá thành từ 70,000-90,000/túi sẽ giúp bạn yên tâm về uy tín và giá trị của hàng hóa.

Hãy liên hệ ngay hotline hoặc email của chúng tôi để được tư vấn:

*0938-800-894

*congtygsk@mail.com

https://www.facebook.com/GSKHCM

túi khí chèn hàng