09 Feb Incoterm 2010 – Tóm tắt và cách nhớ 11 điều kiện Incoterm 2010
Incoterm 2010 là gì ?
Incoterm 2010 là viết ngắn gọn của International Commercial Terms (Các điều kiện thương mại quốc tế) do International Chamber of Commerce (ICC) phát hành. Incoterm 2010 được hiểu và áp dụng rộng rải trên toàn cầu, có hiệu lực đối với mọi quốc gia, với mọi người bán, người mua và cơ quan hải quan.
Incoterm 2010 quy định và phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ và chi phí giữa bên mua và bên bán cho lô hàng mua bán quốc tế giữa hai bên. Việc lựa chọn một trong 11 điều kiện mua bán của Incoterm 2010 phụ thuộc và sự thương lượng và quyết định giữa người bán và người mua.
Trị giá hàng hóa được dùng để tính thuế đối với bên nhập khẩu cũng phụ thuộc vào điều kiện Incoterm của hợp đồng mua bán.
Nếu có tranh chấp xảy ra giữa bên mua và bên bán, tòa án thương mại cũng sẽ dựa và Incoterm ghi trên hợp đồng đề phân xử các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với lô hàng.
Cách dễ nhớ Incoterm 2010
Phân loại theo hình thức vận tải:
– Chỉ dùng trong vận tải đường biển: 04 điều kiện FAS, FOB, CFR, CIF
– Dùng được trong vận tải đa phương thức (đường thủy đường bộ kết hợp, hoặc chỉ đường bộ – bằng xe tải và tàu hỏa): 07 điều kiện còn lại – EXW, FCA, CPT, CIP, DAT, DAP, DDP
Phân chia chi phí – các xác định và ghi nhớ nhanh:
a. Phí bảo hiểm hàng hóa:
Chỉ có 02 điều kiện Incoterm nêu lên đầy đủ và bắt buộc nghĩa vụ đối với việc mua bảo hiểm cho hàng hóa là CIP và CIF – Hai điều kiện này yêu cầu người bán mua bảo hiểm cho hàng hóa (tuy nhiên khi hàng hóa bị hư hại trên tàu, người bán không chịu trách nhiệm và rủi ro này, người mua sẽ tự làm việc với bên bảo hiểm dựa trên hợp đồng bảo hiểm mà người bán gửi cho người người mua)
Các điều kiện khác, việc xác định ai là người mua bảo hiểm dựa vào: Ai là người chịu rủi ro đối với hàng hóa khi hàng đang trở trên tàu.
Ví dụ:
FOB, rủi ro chuyển giao cho người mua khi hàng hóa đã được xếp lên tàu, người mua sẽ chịu rủi ro khi tàu chạy => Suy ra người sẽ mua bảo hiểm là Người mua
DDP, người bán là người chịu trách nhiệm, chi phí và rủi ro đến khi hàng được giao đến kho của người mua => Hàng hóa trên tàu lúc tàu chạy thuộc rủi ro của người bán => Suy ra người mua bảo hiểm sẽ là Người bán
b. Phí thuê tàu:
Người bán thuê tàu: 04 điều kiện nhóm E và nhóm F (EXW, FOB, FAS, FCA)
Người mua thuê tàu: Các điều kiện nhớm D và nhóm C (DAP, DAT, DDP, CIF, CIP, CPT, CFR)
c. Thủ tục hải quan & Nghĩa vụ thuế:
Ngoài EXW và DDP, người mua và người bán tự chịu trách nhiệm và chi phí làm thủ tục hải quan, đóng thuế đối với quốc gia của mình
d. Phí xếp dỡ hàng hóa lên tàu/phương tiện vận tải chính:
Người bán chỉ chịu phí này khi dùng EXW, FCA, FAS. Còn trong các điều kiện còn lại, người mua chịu phí. (Thường gặp phí này với tên là THC – Terminal Handling Fee do hãng tàu thu)
Chi tiết 11 điều kiện trong Incoterm 2010
EXW (Ex Works)
Người bán: Quy tắc này đặt trách nhiệm tối thiểu lên người bán, người chỉ đơn thuần là phải làm cho hàng hóa sẵn sàng, được đóng gói phù hợp và đặt tại địa điểm được chỉ định, thường là nhà máy của người bán hoặc kho hàng (không chịu trách nhiệm bốc xếp lên xe tải).
Người mua: Chịu trách nhiệm làm hầu hết mọi công việc.
– Có trách nhiệm bốc xếp hàng hóa từ kho của người bán lên xe (mặc dù là chủ kho hàng, người bán dễ sắp xếp làm việc này hơn);
– Chịu chi phí & trách nhiệm làm thủ tục xuất khẩu; vận chuyển đường bộ, đường biển và cho tất cả các chi phí phát sinh sau khi nhận hàng hóa từ người mua.
Trong nhiều giao dịch xuất nhập khẩu, quy tắc này có thể gặp khó khăn trong thực tế. Do người mua vẫn cần người bán đứng ra để khai báo thông tin hàng hóa cho hải quan khi hàng đến cảng (dù chi phí làm thủ tục hải quan tại cảng xuất khẩu do người mua chịu)
FCA (Free Carrier)
Người bán: Sắp xếp vận chuyển hàng từ kho của mình đến nơi được chỉ định trên hợp đồng. Nếu nơi chỉ định trên hợp đồng là:
– Bãi đóng hàng của cảng, kho của nhà vận chuyển, v.v. (các nơi không thuộc sở hữu của người bán) thì người mua tự sắp xếp việc bốc xếp hàng (trả tiền và sử dụng bộ phận bốc xếp của cảng hoặc nhà vận chuyển)
– Nếu nơi chỉ định là kho hàng/nhà máy của người bán, thì người bán chịu trách nhiệm bốc xếp hàng lên xe tải, v.v. Đây là một sự khác biệt quan trọng với Ex Works EXW (Trong EXW, người mua luôn là người chịu trách nhiệm bốc xếp từ kho lên xe tải)
Người mua: chịu trách nhiệm cho các công việc và chi phí tiếp sau đó
CPT (Carriage Paid To)
Người bán: có trách nhiệm sắp xếp, chịu chi phí vận chuyển hàng hóa đến nơi được chỉ định trong hợp đồng, nhưng không chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển đó. Rủi ro đã chuyển từ người bán sang người mua tại thời điểm hàng hóa bắt đầu được vận chuyển (khi xe tải lăn bánh)
Người mua: chịu trách nhiệm và chi phí kể từ khi phương tiện vận chuyển hoàn tất giao hàng tại địa điểm được quy định theo hợp đồng.
CIP (Carriage and Insurance Paid To)
Giống CPT nhưng người bán phải chịu thêm việc mua bảo hiểm hàng hóa (thường là mua bảo hiểm 110% giá trị hàng)
DAT (Delivered At Terminal)
Người bán: Thuê tàu giao hàng đến terminal tại nước người mua (terminal có thể là bãi container, cần cẩu, kho hàng trong cảng – tùy theo thỏa thuận giữa hai bên)
Người mua: Chịu trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu, nộp các loại thuế nhập khẩu và làm các bước tiếp theo để đưa hàng về kho.
Rủi ro được chuyển giao khi hàng đã bốc dỡ khỏi phương tiện vận tải
DAP (Delivered At Place)
Người bán: Chuyển rủi ro từ người bán sang người mua khi hàng hóa đã sẵn sàng bốc dỡ từ tàu xuống cảng đến – Vì vậy, có hư hỏng trong quá trình bốc dỡ hàng thì người chịu là người mua (điểm khác vs DAT – DAT chuyển giao rủi ro khi hàng hóa đã bốc dỡ xong)
Người mua: có trách nhiệm và chịu chi phí làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế nhập khẩu và sau đó làm các bước để đưa hàng về kho .
Quy tắc này được sử dụng để thay thế các quy tắc Incoterms 2000: Delivered At Frontier (DAF), Delivered Ex Ship (DES), Delivered Duty Unpaid (DDU)
DDP (Delivered Duty Paid)
Quy tắc này đặt nghĩa vụ tối đa lên người bán và là quy tắc duy nhất yêu cầu người bán chịu trách nhiệm hoàn thành thủ tục nhập khẩu và thanh toán thuế nhập khẩu.
Người bán: Chịu trách nhiệm, chi phí vận chuyển hàng từ kho của mình đến kho của người mua, làm thủ tục hải quan hai đầu (nước xuất khẩu + nước nhập khẩu),
Người mua: Chịu trách nhiệm bốc xếp hàng hóa từ xe tải xuống kho hàng của mình
Rủi ro được chuyển giao khi hàng hóa sẵn sàng được bốc dỡ khỏi xe tải (xe chở hàng từ cảng đến kho người mua)
FAS (Free Alongside Ship)
Thường áp dụng đối với bulk cargo và hàng không đóng container đi tàu hàng rời, hàng xá – Do khi đó người bán có thể tự đưa hàng đến bên cạnh con tàu
Hàng đóng container người mua chỉ được cảng cho phép đặt container tại bãi container (CY) chứ không thể tiếp cận con tàu, nên thường dùng FCA để thay cho FAS này.
Người bán: thuê vận tải, làm thủ tục xuất khẩu và đặt hàng hóa cạnh tàu, tại cảng đi
Người mua: chịu chi phí, trách nhiệm bốc dỡ hàng lên tàu và làm các công việc tiếp theo đó đến cuối cùng
FOB (Free On Board)
Người bán: Chịu trách nhiệm & chi phí để giao hàng đến cảng, làm thủ thục hải quan xuất khẩu. và chịu các chi phí và rủi ro cho đến khi hàng hóa đã được xếp lên tàu
Người mua: Sau khi hàng hóa đã xếp xong lên tàu, phí thuê tàu + mọi chi phí và rủi ro từ đó trở về sau do người mua chịu
CFR (Cost and Freight)
Người bán: Chịu trách nhiệm & chi phí để giao hàng đến cảng, làm thủ tục hải quan xuất khẩu. và chịu các chi phí và rủi ro cho đến khi hàng hóa đã được xếp lên tàu như FOB. Nhưng khác FOB là người mua sẽ chịu thêm phí thuê tàu để giao hàng đến cảng nhập khẩu.
Nói cách khác – người mua chịu trách nhiệm thuê tàu biển nhưng không chịu trách nhiệm, rủi ro trong quá trình hàng nẳm trên tàu.
Người mua: Nhận hàng tại cảng nhập khẩu, làm thủ tục nhập khẩu, đóng thuể nhập khẩu. Rủi ro được chuyển từ người mua sang người bán khi hàng hóa đã được xếp lên tàu
CIF (Cost Insurance and Freight)
Người bán: Chịu trách nhiệm & chi phí để giao hàng đến cảng, làm thủ tục hải quan xuất khẩu. và chịu các chi phí và rủi ro cho đến khi hàng hóa đã được xếp lên tàu + chịu chi phí thuê tàu biển (giống hệt CFR). Tuy nhiên là người bán chịu thêm trách nhiệm và chi phí mua bảo hiểm cho hàng hóa.
Người mua: Giống CFR – Nhận hàng tại cảng nhập khẩu, làm thủ tục nhập khẩu, đóng thuể nhập khẩu. Rủi ro được chuyển từ người mua sang người bán khi hàng hóa đã được xếp lên tàu
Túi khí chèn hàng, túi khí chèn hàng container