Hướng dẫn nhập khẩu hàng hóa từ A-Z cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Hướng dẫn nhập khẩu hàng hóa từ A-Z cho người mới bắt đầu (Phần 2)

Hướng dẫn nhập khẩu hàng hóa trong bài viết này là cách nhập khẩu CHÍNH NGẠCH, đầy đủ các quy trình theo luật định của các ban ngành tại Việt Nam

XEM PHẦN 1: Hướng dẫn nhập khẩu hàng hóa từ A-Z cho người mới bắt đầu (Phần 1)

Hướng dẫn nhập khẩu hàng hóa

 

4. XỬ LÝ HỢP ĐỒNG, CHỨNG TỪ MUA BÁN, LÀM CÁC CHỨNG NHẬN, GIẤY PHÉP CHO SẢN PHẨM

Sau khi chốt giá bán, số lượng hàng, thời gian giao, điều kiện thanh toán, giao hàng,

Bộ chứng từ nhập khẩu mà bạn cần yêu cầu người bán gửi về Việt Nam ngay sau khi tàu chạy gồm có:

– Hợp đồng mua bán – Contract (3 bản chính – có chữ ký, đóng mộc đỏ của người bán)

– Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice (3 bản chính – có chữ ký, đóng mộc đỏ của người bán)

– Chi tiết đóng gói – Packing List (3 bản chính – có chữ ký, đóng mộc đỏ của người bán)

– Vận đơn gốc – Bill of Lading (3 bản chính do hãng vận chuyển phát hành)

– Chứng nhận xuất xứ – C/O (nếu có – bản chính do cơ quan nhà nước của người bán phát hành)

Các chứng từ về kiểm định, kiểm dịch khác…

Các chứng từ này cần được kiểm tra kỹ lưỡng trước bằng bản scan: thông tin người bán, người mua, giá trị hàng, số lượng hàng, mã HS, phương thức mua bán trước khi gửi sang Việt Nam. Việc sai sót một ký tự có thể gây ra thiệt hại và phát sinh nhiều chi phí cho lô hàng.

Khi làm thủ tục hải quan tại Việt Nam, hải quan Việt Nam sẽ thu giữ một trong các bản chính của các chứng từ này. Các bản chính và bản sao còn lại bạn có thể lưu trữ và nộp cho các bên yêu cầu khác như ngân hàng.

Một số sản phẩm yêu cầu giấy phép nhập khẩu, giấy kiểm định an toàn vệ sinh thực phẩm, giấy công bố sản phẩm… Chính vì vậy hãy nghiên cứu kỹ và chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ này trước.

 

5. HÀNG LÊN PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI, HÀNG ĐẾN CẢNG VIỆT NAM

Sau khi người bán giao hàng cho hãng vận chuyển, hàng hóa sẽ do hãng vận tải chịu trách nhiệm, đảm bảo an toàn. Thời gian vận tải tùy theo tuyến đường dài hay ngắn, trong nội bộ Châu Á thường mất 3 đến 15 ngày vận chuyển-tùy nước, các Châu Lục khác về Châu Á thường là 20-35 ngày – Thời lượng chính xác có thể tham khảo trước với người bán hoặc hãng vận tải. Việc tàu delay thêm vài ngày do bão, kẹt cảng là thường xảy ra nên hãy chuẩn bị trước cho vấn đề này.

– Trước khi tàu đến Việt Nam 01 ngày, hãng vận tải sẽ gửi cho người mua Thông Báo Hàng Đến (Arrival Notice) qua email, Thông Báo Hàng Đến sẽ đề cập các chi phí liên quan cần thanh toán (gọi là local charge). Thông Báo Hàng Đến còn được dùng trên tờ khai hải quan.

– Sau khi thanh toán đầy đủ local charge cho hãng vận tải, người mua có thể đến hãng vận tải để nhận Lệnh Giao Hàng (D/O). D/O này cung cấp cho hải quan tại cảng để có thể mang hàng ra khỏi cảng.

 

6. LÀM THỦ TỤC HẢI QUAN, ĐÓNG THUẾ, NHẬN HÀNG

Có thể nhờ các dịch vụ khai thuê hải quan xử lý phần này với chi phí 2-3 triệu đồng/lô hàng

 

a. Mở tờ khai hải quan

– Yêu cầu có: Bản scan của các chứng từ ở phần 4, chữ ký số doanh nghiệp (loại nào cũng được) – Tờ khai hải quan được tạo bằng file mềm excel và nộp online lên hệ thống hải quan. Hệ thống sẽ tự động phân luồng kiểm tra dựa vào độ tin cậy của lô hàng (phòng chống buôn lậu). Có 3 loại luồng là Xanh, Vàng, Đỏ

+ Luồng Xanh: không cần kiểm tra

+ Luồng Vàng: cần kiểm tra bản gốc các chứng từ nêu ở phần 4

+ Luồng Đỏ: hải quan trực tiếp khui thùng hàng để kiểm tra thực tế hàng hóa, đồng thời kiểm tra chứng từ như luồng Vàng

Luồng Vàng và Đỏ gây tốn nhiều chi phí và thời gian. Doanh nghiệp sau khi nhập khẩu loại hàng nhất định nhiều lần, độ tin cậy cao thì sự phân luồng sẽ tự động được cải thiện.

 

b. Đóng thuế

Sau khi phân luồng, tờ khai hải quan trả về sẽ có thông tin các loại thuế, số tiền cần đóng cho nhà nước.

Bạn có thể mang theo giấy giới thiệu, CMND, tờ khai có ghi thuế đến các chi nhánh ngân hàng (ngân hàng nào cũng được) để tiến hành đóng thuế.

 

c. Nhận hàng

– Sau khi đóng thuế, bạn có thể mang Lệnh Giao Hàng (D/O), nếu Luồng Vàng hoặc Đỏ, mang thêm bản gốc các chứng từ ở mục 4 đến cảng để tiến hành kiểm tra chứng từ, kiểm tra hàng hóa và lấy hàng ra.

– Thời gian từ lúc tàu đến cảng đến lúc có thể mang hàng ra khỏi cảng tối thiểu là 2-3 ngày

 

7. ĐƯA HÀNG VỀ KHO

Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, xe tải có thể vào cảng để đưa hàng về kho. Tại kho hàng hóa sẽ được bốc xếp xuống, ghi nhận ngày nhập kho và xuất kho khi cần giao hàng cho khách hàng.

 

TỔNG KẾT:

Tóm tắt các công việc:

Chọn sản phẩm -> Tìm nhà cung cấp, yêu cầu hàng mẫu -> Thương lượng số lượng giá bán, phương thức mua bán, phương thức thanh toán -> Tính toán chi phí, giá thành bán ra, lợi nhuận -> Chuẩn bị các chứng nhận, công bố sản phẩm theo quy định của nhà nước (tùy loại hàng) -> Yêu cầu người bán lập chứng từ mua bán (như phần 4) -> Thanh toán 30-50% tiền hàng -> Người bán đưa hàng lên tàu -> Thanh toán phần tiền hàng còn lại -> Tàu cập cảng Việt Nam -> Nhận thông báo hàng đến từ hãng vận chuyển -> Thanh toán phí local charge -> Lấy Lệnh giao hàng từ hãng vận chuyển -> Mở tờ khai hải quan online -> Đóng thuế tại ngân hàng -> Làm thủ tục kiểm tra chứng từ mua bán, lệnh giao hàng, hàng hóa tại cảng -> Lấy hàng ra khỏi cảng -> Đưa hàng về kho

Như vậy, quy trình về nhập khẩu một lô hàng đã hoàn thành. GSK rất sẵn lòng tư vấn thêm qua điện thoại 0938-800-894 nếu bạn cần biết thêm chi tiết.

 

XEM PHẦN 1: Hướng dẫn nhập khẩu hàng hóa từ A-Z cho người mới bắt đầu (Phần 1)

Cám ơn bạn đã đọc bài viết Hướng dẫn nhập khẩu hàng hóa từ A-Z cho người mới bắt đầu của chúng tôi. Hãy chia sẽ cho bạn bè để ủng hộ nhé.

 

Hướng dẫn nhập khẩu hàng hóa

Hướng dẫn nhập khẩu hàng hóa

 

 

 

 

 

 

Hướng dẫn nhập khẩu hàng hóa

Hướng dẫn nhập khẩu hàng hóa