18 May FOB là gì ? Giải thích thuật ngữ và thông tin toàn tập
FOB là gì ? Giải thích thuật ngữ
Sản phẩm liên quan: Túi khí chèn hàng container
FOB là viết tắt của Free On Board.
Free = Tự do, không bị ràng buộc
On = Trên
Board = Khoang tàu, ở đây là tàu chở container.
Chính vì vậy, FOB và Free On Board mang ý nghĩa Không còn ràng buộc khi hàng hóa, container đã ở trên khoang tàu.
Free On Board hay FOB là 1 trong 11 điều kiện giao hàng được để cập trong Incoterm 2010. FOB là thuật ngữ thường được sử dụng trong ngành xuất nhập khẩu, logistics.
FOB sử dụng khi nào ?
Khi người mua hàng và người bán muốn giao hàng bằng đường thủy hoặc đường biển, họ có thể ký kết hợp đồng thương mại với nhau, quy định trong đó điều kiện giao hàng buộc phải thực hiện là FOB (hay các điều kiện khác trong Incoterm 2010).
Khi hợp đồng ký ở điều kiện FOB:
Người bán: Chịu hoàn toàn chi phí và trách nhiệm về việc vận tải kể từ khi hàng hóa xuất kho đến khi hàng hóa được đặt lên tàu chuyên chở.
Sau khi hàng đã lên tàu, các chi phí hoặc tổn thất sau lúc đó sẽ do người mua chịu.
Free On Board – Khi hàng đã lên tàu, người bán hết trách nhiệm, hết ràng buộc về phần vận tải, giao hàng của hợp đồng mua bán đã ký kết.
Chỉ là hết trách nhiệm của phần vận tải thôi nhé, nếu có sai sót về chất lượng hàng hóa, thanh toán, người mua vẫn kiện được người bán dựa theo các điều khoản liên quan trong hợp đồng.
Hợp đồng theo điều kiện FOB thì ai trả Ocean Freight ?
Hàng lên tàu thì người bán xong trách nhiệm đối với giao hàng, vì vậy chi phí để tàu đi từ cảng A tới cảng B là người mua chịu.
FOB thường gắn liền với thuật ngữ Freight Collect – Trả tiền tàu ở cảng đích.
Dùng điều kiện FOB, người xuất khẩu ở Việt Nam phải trả các loại phí gì khi xuất khẩu ?
Khi đóng hàng bằng container để xuất khẩu bằng đường biển, hợp đồng ký kết theo điều kiện FOB, người bán – nhà xuất khẩu Việt Nam phải trả:
- Phí THC – Terminal Handling Fee (bốc dỡ hàng tại cảng): Khoảng 2,5 triệu – 5 triệu cho một container (Tùy kích thước, chủng loại container)
- Phí Seal (Niêm phong chì khóa container): Khoảng 200,000 cho một container (không phân biệt loại container)
- Phí Bill (Phí phát hành chứng từ giao nhận hàng): 800,000 cho một lô hàng (không bội nhân theo số lượng container của lô hàng)
- Phí Telex (Phí điện giao hàng): khoảng 500,000 cho một lô hàng (chỉ thu khi người bán yêu cầu, không bội nhân theo số lượng container của lô hàng)
Dùng điều kiện FOB, người nhập khẩu ở Việt Nam phải trả các loại phí gì khi xuất khẩu ?
Khi nhập khẩu hàng container bằng đường biển, hợp đồng ký kết theo điều kiện FOB, người mua – nhà nhập khẩu Việt Nam phải trả:
- Phí THC – Terminal Handling Fee (bốc dỡ hàng tại cảng): Khoảng 2,5 triệu – 5 triệu cho một container (Tùy kích thước, chủng loại container)
- Phí CIC (Phụ phí cân bằng lượng container giữa các nước): Khoảng 400,000 – 1,300,000 cho một container (Tùy kích thước, chủng loại container – khi thu, khi không thu tùy theo nguồn gốc hàng từ nước nào)
- Phí DO (Phí phát hành chứng từ giao nhận hàng): Khoảng 800,000 cho một lô hàng (không bội nhân theo số lượng container của lô hàng)
- Phí Cleaning (Phí vệ sinh container): Khoảng 400,000 – 1,300,000 cho một container (Tùy kích thước, chủng loại container)
Vì sao FOB thường được sử dụng:
FOB phân định đồng đều quyền và chi phí cho cả hai bên mua và bán. Không như các điều kiện khác buộc người mua / người bán phải chịu thêm một số trách nhiệm ví dụ như người bán phải giao hàng đến kho người mua ở nước nhập khẩu. Hoặc người mua phải đến kho người bán lấy hàng. Nói chung là hai bên phải chịu thêm các trách nhiệm, khâu xử lý mà họ không quen thuộc hoặc khả năng xử lý không tốt bằng đối phương.
FOB còn được cân nhắc sử dụng khi người mua muốn kiểm soát chi phí chuyên chở, theo dõi sát sao tình hình hàng hóa trên đường vận chuyển. Hoặc trường hợp người bán không quen với việc thuê tàu chở hàng.
VỀ XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG CONTAINER
Cám ơn bạn đã đọc bài viết FOB là gì của GSK. Chúng tôi xin giới thiệu một sản phẩm liên quan đến ngành xuất nhập khẩu, vận tải hàng hóa – TÚI KHÍ CHÈN HÀNG. Chúng tôi là nhà cung cấp Túi khí chèn hàng cho cho hơn 200 container xuất khẩu mỗi ngày, thuộc các ngành hàng hóa chất, hoa quả tươi, máy móc, hàng dễ vỡ, thiết bị điện tử…
Túi khí chèn hàng là giải phải đảm bảo an toàn cho hàng hóa, đảm bảo uy tín của người bán khi giao hàng đồng thời giúp tiết kiệm thời gian và chi phí.