Danh sách 10 hãng tàu lớn nhất thế giới

Danh sách 10 hãng tàu lớn nhất thế giới

Hãng tàu và các thông tin liên quan được cập nhật vào tháng 01/2020:

  1. MAERSK

Khả năng chuyên chở: 4,176,517 TEU

Năm thành lập: 1904

Trụ sở: Copenhagen, Denmark

Số lượng nhân viên: 76,000

Số lượng tàu: 697 chiếc

Thị phần: 17.7%

Website: www.maersk.com

A.P. Moller-Maersk Group là hãng tàu Đan Mạch và là hãng tàu lớn nhất trên thế giới với nhiều công ty thành viên như Sealand, MCC, APM Terminals, and Maersk Container Industries, Maersk Supply Services, Maersk Oil, Maersk Drilling, Maersk Tankers

Maersk có mạng lưới vận chuyển rộng nhất trong số tất cả các hãng tàu, bao phủ được cả Châu Âu, Châu Mỹ, các vùng xa của Châu Phi – công ty con của Maersk là MCC có mạng lưới rộng khắp cho các tuyến vận chuyển nội Châu Á. Hàng hóa chuyên chở của Maersk thường là hàng hóa được ký theo hợp đồng dài hạn và được tin dùng bởi các tập đoàn, công ty đa quốc gia.

 

  1. MSC (MEDITERRANEAN SHIPPING COMPANY)

Khả năng chuyên chở: 3,657,272 TEU
Thành lập: 1970
Trụ sở: Geneva, Switzerland
Số lượng nhân viên: >70,000

Số lượng tàu: 570 chiếc

Thị phần: 16.2%
Website: www.msc.com

Là hãng tàu lớn thứ 2 thế giới, MSC tập trung khai thác các tuyến vận chuyển giữa Châu Âu (đặc biệt là Địa Trung Hải với Châu Á, Châu Mỹ). hãng tàu này chưa khai thác mạnh tại tuyến thị trường nội Châu Á.

 

  1. COSCO

Khả năng chuyên chở: : 2,966,582 TEU

Thành lập năm: 1961

Trụ sở: Beijing, Trung Quốc

Số lượng nhân viên: 130,000

Số lượng tàu: 480 chiếc

Thị phần: 12.4%

Website: http://en.cosco.com/

Cosco được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ nhiều mặt nhằm góp phần thúc đẩy nền kinh tế sản xuất xuất khẩu của nước này. Sau thương vụ mua lại China Shipping và OOCL, Cosco trở thành hãng tàu lớn nhất Trung Quốc và đứng thứ 3 thế giới về khả năng chuyên chở với gần 3 triệu TEU.

Cosco khai thác mạnh thứ nhất thị trường nội Châu Á, sau đó là thị trường Châu Âu và Mỹ.

 

  1. CMA CGM GROUP

Khả năng chuyên chở: 2,696,710 TEU

Thành lập năm: 1978

Trụ sở: Marseille, Pháp

Số lượng tàu: 506 chiếc

Thị phần: 11.4%

Số lượng nhân viên: 110,000

Sau khi mua lại thêm hãng tàu APL, CMA sở hữu đội tàu có tải trọng lớn và tăng cường khai thác cho các tuyến chuyên chở kết nối Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với Châu Âu

 

  1. HAPAG-LLOYD

Khả năng chuyên chở: 1,688,396 TEU

Thành lập năm: 1970

Trụ sở: Hamburg, Germany

Số lượng nhân viên: 12,900

Số lượng tàu: 247 chiếc

Thị phần: 7.4%

Website: www.hapag-lloyd.com

Hapag-Lloyd ban đầu với chủ lực là các tuyến hàng kết nối các lục địa Châu Á, Châu Mỹ với Châu Âu. Sau khi mua lại hãng tàu UASC, Hapag-Lloyd là tiếp tục cạnh tranh mạnh mẽ cho các tuyến hàng khu vực Trung Đông.

 

  1. ONE (OCEAN NETWORK EXPRESS)

Khả năng chuyên chở: 1,579,868

Thành lập năm: 2017

Trụ sở: Singapore

Số lượng nhân viên: 14,000

Số lượng tàu: 219 chiếc

Thị phần: 6.6%

Website: www.one-line.com

Ocean Network Express (ONE) chính thức họa động từ tháng 4/2018. ONE là sự hợp nhất  – liên doanh của 3 hãng tàu Nhật Bản là  Nippon Yusen Kaisha (NYK), Mitsui O.S.K. Lines (MOL), and K-Line. Nhằm tối ưu hóa tuyến hàng khai thác và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Sau khi hoạt động, ONE kết nối các châu lục với Nhật Bản, và kết nối Châu Á với Châu Âu và Mỹ. Khả năng cạnh tranh của ONE được nâng cao rõ rệt so với khi còn là 3 hãng tàu riêng rẽ.

 

  1. EVERGREEN

Khả năng chuyên chở : 1,303,420

Thành lập năm: 1968

Trụ sở: Taoyuan City, Taiwan

Số lượng nhân viên: >10,000 employees

Số lượng tàu: 197 chiếc

Thị phần: 5.4%

Website: www.evergreen-marine.com

Tuyến vận chuyển chính của Evergreen là khu vực Nội Châu Á, tiếp đó là kết nối giữa Đông Á, Đông Nam Á với khu vực Châu Âu, Trung Đông và Châu Mỹ

 

  1. YANG MING

Khả năng chuyên chở : 644,185 TEU

Thành lập năm: 1972

Trụ sở: Taiwan

Số lượng nhân viên: 5,393

Số lượng tàu: 99 chiếc

Thị phần: 2.7%

Website: www.yangming.com

Giống như Cosco được chính phủ Trung Quốc hỗ trợ, Yang Ming là hãng tàu được chính phủ Đài Loan hỗ trợ, sau tin đồn phá sản năm 2016, Yang Ming đang tiếp tục phát triển và cho thấy nhiều kế quả tích cực. Việc gia nhập liên minh hãng tàu cùng One và Hapag Loyd (The Alliance)  đã giúp Yang Ming tối ưu hóa nhiều tuyến hàng. Hiện tại các tuyến vận tải chính là Nội Châu Á, Châu Á – Trung Đông, Châu Á – Châu Âu, Châu Á – Mỹ

 

  1. PIL (PACIFIC INTERNATIONAL LINES)

Khả năng chuyên chở : 393,498

Thành lập năm: 1967

Trụ sở: Singapore

Số lượng nhân viên: 18,000

Số lượng tàu: 119 chiếc

Thị phần: 1.7%

Website: www.pilship.com

Pacific International Lines (PIL) có mạng lưới vận chuyển lên đến 500 địa điểm/cảng trên khắp thế giới. Tuyến hàng chính là kết nối giữa châu Á, châu Phi và Trung Đông, ngoài ra còn có thêm các cảng đến ở Bắc Mỹ, khu vực Biển Đen, Úc, New Zealand và Ấn Độ.

  1. HYUNDAI MERCHANT MARINE (HMM)

Khả năng chuyên chở : 392,314

Thành lập năm: 1976

Trụ sở: Seoul, Hàn Quốc

Số lượng nhân viên: 1,592 – 5,000

Số lượng tàu: 63 chiếc

Thị phần: 1.6%

Website: www.hmm21.com

Hyundai Merchant Marine (HMM) là hãng tàu nhận được nhiều sự hỗ trợ của chính phủ Hàn Quốc nhằm thúc đẩy tăng trưởng thương mại quốc tế cho nước này. Sau sự phá sản của hãng tàu Hanjin, Hyundai được hy vọng là sự thay thế tuy nhiên đến thời điểm hiện tại Hyundai vẫn đang gặp nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh với các hãng tàu lớn hơn. Các tuyến chính hiện tại là kết  nối khu vực Nội Châu Á (gồm Đông Á và Đông Nam Á là chính), ngoài ra còn khai thác thêm tuyến Châu Á – Châu Âu, Châu Á – Bắc Mỹ.

danh sach hang tau

danh sach hang tau

Vận tải hàng hóa an toàn